Góc chết của camera: Khái niệm, giải pháp tăng phạm vi quan sát

Góc chết của camera: Khái niệm, giải pháp tăng phạm vi quan sát 

tháng mười hai 08, 2020
text over image41

 

Kẻ gian có thể lợi dụng góc chết của camera để đột nhập, trộm cắp, gây hại cho tài sản. Vậy làm thế nào để hạn chế góc chết? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết cách lựa chọn, lắp đặt camera để thu được tối đa hình ảnh quan sát và hạn chế góc chết.

 

1. Khái niệm góc chết của camera là gì?

 

Góc chết của camera còn được gọi là điểm mù của camera. Đây là nơi camera không thể quan sát được. Do không thu được hình ảnh của khu vực góc chết nên kẻ gian thường lợi dụng sơ hở của khu vực này để thực hiện hành vi xấu.

 

Các góc chết của camera thường gặp có thể kể đến như:

 

  • Ở dưới chân của camera: Kể cả loại camera góc rộng cũng rất khó để có thể quan sát được khu vực ngay phía dưới nó. Đặc biệt, với dòng camera thân trụ, lắp đặt cố định thì đây khu vực dưới chân thực sự là góc chết.
  • Lắp ở khu vực có nhiều cây cối: Cây lá rậm rạp hoặc cây cối phát triển nhanh che góc quan sát của camera
  • Ở các khu vực có địa hình nhiều góc khuất: Chân cầu thang, trong nhà có thiết kế nhiều lớp...
  • Góc đối diện trực tiếp với nguồn sáng mạnh: Ánh sáng quá gắt có thể dẫn đến hiện tượng cháy ánh sáng làm cho camera không nhìn thấy gì. Vì thế, có nhiều quan điểm cho rằng đây cũng là góc chết.

 

Xuất phát từ đặc điểm trên khi lắp đặt camera, người dùng cần chú ý tới yếu tố góc chết để tránh lắp camera ở vị trí không thể quan sát hết toàn bộ khu vực cần đảm bảo an ninh.

 

text over image57

 

Vị trí dưới chân thường là góc chết của camera.

 

2. Giải pháp hạn chế các góc chết của camera, tăng góc quan sát

 

Giải pháp tối ưu nhất để hạn chế các góc chết của camera, tăng góc quan sát là bạn lựa chọn loại camera phù hợp và tính toán vị trí lắp đặt sao cho camera có phạm vi quan sát rộng. Cụ thể như sau:

 

2.1 Tính toán vị trí lắp đặt camera có phạm vi quan sát rộng

 

Để lắp được camera tại vị trí có phạm vi quan sát rộng, bạn cần xác định phạm vi quan sát và tính toán góc mở của camera. Đồng thời, khi lắp đặt, bạn cũng cần tránh một số vị trí dễ tạo thành góc chết.

 

Xác định phạm vi quan sát của camera: Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

 

  • Có thể lắp tạm thời, xem trên điện thoại để biết camera có thể quay tới đâu. Đồng thời, bạn cũng có thể nhờ người tiếp cận camera từ nhiều góc độ khác nhau để xác định điểm yếu.
  • Nếu chưa có camera, bạn có thể dùng điện thoại thử nghiệm vì camera điện thoại và camera giám sát cũng tương đương nhau. Bạn chỉ cần đứng ở vị trí định lắp đặt thiết bị và dùng điện thoại quay lại. Dựa trên hình ảnh quay được của điện thoại, bạn có thể tưởng tượng ra phần nào phạm vi quan sát của camera.
  • Đặt camera ở vị trí sao cho tầm nhìn của camera này bao quát được điểm mù của camera gần nhất.
  • Để tránh phần dưới camera tạo thành góc chết, bạn lắp 2 camera đối diện. Việc này sẽ giúp camera A có thể quan sát được ở dưới của camera B và ngược lại
  • Nếu lắp ở vị trí ngược sáng, bạn cần bật chế độ ngược sáng để tránh hình bị chói sáng làm cho camera không thu được hình ảnh và tạo thành góc chết.

 

Hướng dẫn cách tính góc mở của camera:

 

  • Góc mở hay còn gọi là trường quan sát (FoV - field of view) của camera là khái niệm cho biết khả năng bao phủ khi quan sát bằng camera. Thông số này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào độ dài tiêu cự của ống kính camera và được tính theo góc mở ngang/góc mở dọc và góc mở chéo
  • Hiện nay, tất cả các dòng camera của hikvision đều có thể hiện rõ thông số về góc mở trên bảng thông số (datasheet) của sản phẩm. Khách hàng có thể tìm datasheet bằng cách tìm kiếm trên google với từ khóa là mã sản phẩm (ví dụ DS-2CD2643G2-IZS)

 

text over image1153

 

Hình minh họa góc mở của camera.

 

Những vị trí nên tránh lắp camera:

 

  • Dưới tán cây
  • Nơi có nhiều vật cản như như bức tường, cây cối, phông bạt
  • Nơi đối diện với nguồn ánh sáng quá mạnh.

 

Căn cứ vào cách xác định trên, một số vị trí thường được mọi người lựa chọn để lắp đặt camera, tránh điểm chết là giữa trần nhà (đối với camera góc rộng), góc của ngôi nhà…

 

2.2 Lựa chọn camera phù hợp

 

Không chỉ vị trí lắp đặt mà loại camera lựa chọn cũng rất quan trọng. Để hạn chế góc chết, bạn nên chọn camera như sau:

 

  • Lựa chọn dòng camera góc rộng: Góc rộng sẽ giúp camera bao quát được nhiều không gian hơn. Nếu muốn góc quan sát tại một vị trí nào đó rộng hơn, bạn có thể áp dụng mẹo lùi camera ra phía sau một chút.
  • Lựa chọn camera có khả năng quay quét: Camera quay quét cho phép chúng ta điều khiển hướng nhìn thông qua ứng dụng, điều này giúp chúng ta có thể quan sát hình ảnh từ camera linh hoạt hơn.

 

Ví dụ: Bạn có thể chọn một số dòng camera Hikvision như Pro Series (All), Panoramic Series…

 

text over image1268

 

Bạn nên chọn camera có khả năng quay quét rộng giúp tăng phạm vi quan sát, hạn chế góc chết.

 

Xem ngay: 5 lợi ích khi lắp đặt camera an ninh có thể bạn không ngờ tới

 

Trên đây là cách chọn camera và vị trí lắp đặt để hạn chế góc chết của camera. Nếu áp dụng các cách trên mà vẫn chưa thực sự hài lòng, bạn có thể liên hệ với Hikvision để được các kỹ thuật viên hỗ trợ.

 

Thông tin liên hệ: Hikvision - See Far Go Further

 

  • Website: https://www.hikvision.com/vn/
  • Fanpage: Hikvision Vietnam
  • Hotline: +84 24 7300 7586
  • Hệ thống đại lý: Liên hệ với các nhà nhập khẩu chính thức của Hikvision tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết nếu muốn trở thành đại lý, hoặc tìm hiểu thêm tại đây.

 

Có thể bạn chưa biết:

 

 

Hikvision.com uses strictly necessary cookies and related technologies to enable the website to function. With your consent, we would also like to use cookies to observe and analyse traffic levels and other metrics / show you targeted advertising / show you advertising on the basis of your location / tailor our website's content. For more information on cookie practices please refer to our cookie policy.

 

Liên hệ với chúng tôi
Hik-Partner Pro close
Hik-Partner Pro
Security Business Assistant. At Your Fingertips. Learn more
Hik-Partner Pro
Scan and download the app
Hik-Partner Pro
Hik-Partner Pro

Get a better browsing experience

You are using a web browser we don’t support. Please try one of the following options to have a better experience of our web content.